Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Vai trò của chậu bồn chữ nhật



Trong các kiểu chậu trồng cây cảnh thì bốn chậu hình chữ nhật được ưa chuộng hơn cả. Cây đang trong quá trình cắt sửa tạo hình, ta có thể trồng trong chậu tròn, to, sâu để chứa được nhiều đất, đồng thời tăng cường chăm bón để thúc cây mau sinh trưởng. Khi cây đã tương đối hoàn chỉnh, người ta ưa chuyển sang bồn hình chữ nhật dù là bốn gốm tráng men hay bốn xi măng... Lý do vì sao thì có những cách lý giải khác nhau: - Chúng ta thường cho rằng xung quanh gốc cây cần có một bãi đất rộng, trông cây sẽ thanh thoát hơn và tạo cho việc bài trí các vật phối cảnh như đá, tượng đất nung... dễ dàng và đẹp hơn so với cây trồng trên chậu tròn. - Ông Robert Steven - Tổng thư ký Liên đoàn hữu nghi bon sai Châu á (ABFF) lại quan niệm chậu cây cảnh như một bức tranh mà cái cây là một bức vẽ, bồn là khung tranh hình chữ nhật. Nếu khung tranh quá nhỏ bé so với tranh(cây) bực bội, gò bó khi ta ngắm cây. Trái lại khung tranh lớn sẽ tạo cảm giác khoáng đạt, mênh mông khi ta ngắm cây. Nếu chiếc "khung tranh" là một bốn gốm tráng men phù hợp về màu sắc, thuộc loại đắt tiền càng tôn thêm vẻ đẹp của cây lên nhiêu lần. Thực tế quả có đúng như vậy. Tôi có một cây sinh khá già, đường nét uyển chuyển, cành cắt sửa nghệ thuật, rễ phụ âm u. Vì sân hẹp nên tôi buộc phải trống trong 1 chiếc bồn nhỏ, có cảm giác như bức bối. Bạn bè chỉ ướm giá 3 triệu đống. Tôi đem gửi vào nhà một anh bạn có sân, vườn rộng. Anh chuyển giúp tôi sang 1chiếc bồn to gấp đôi, cây trông khác hẳn và đã có người mua vói giá 5 triệu đồng. Nhưng bồn to đến đâu là vừa bởi ta không thể đặt 1 tấm ảnh 4x6 trong một chiếc khung tranh 20 x 30cm [b]Cảnh Phong [/b] - Ông Đỗ Văn luật hiệu trưởng trường Bonsai Đông Sơn Việt Nam tại vơng quốc Bỉ đã nêu những mối quan hệ giữa cây và chậu như sau: - Ông quan niệm các cành cây và ngọn cây biểu hiện một mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân. Dù là cây mấy cành nhưng cành dưới cùng là cành địa (khác với quan niệm vế cành hối âm), cành lớn ở khoảng giữa cành địa và ngọn cây bên đối diện với cành địa là cành nhân kẻ 1 đường chiếu, nối 2 đầu cành địa nhân gọi là đường đối cực địa nhân Chiều dài của bốn bằng 2/3 đường "đối cực địa - nhân". Nếu đường "đối cực địa - nhân" là 60cm thì chiều dài của bồn là 40cm có thể rộng thêm 3-5cm vào chiều dài của bốn. Chiêu dày của bồn bằng đường kính của gốc và cũng bằng độ nổi của rễ. Nếu đường kính gốc là 10cm thì độ dày của bốn là 10cm và phần rễ nổi trên mặt chậu cũng là 10cm. - Chiều cao của thân cầy bằng 6-7 lần đường kính của gốc. nếu đường kinh của gốc bằng 10 cm thì chiều cao của cây từ 60-70cm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét