Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Những chậu cây xanh nhỏ bé đáng yêu dành cho nhà bạn

Hãy tận dụng những khoảng không gian trong nhà bạn cho những chậu cây xanh nhỏ và đáng yêu, và đặt chúng ở những nơi mà bạn có thể. Những chậu cây xanh này không những giúp không gian môi trường nơi bạn sống trong lành hơn, mà chúng còn tác dụng tô điểm nhà bạn thật đẹp và duyên dáng hơn.



freshhome-cay-xanh-01

freshhome-cay-xanh-02

freshhome-cay-xanh-03

freshhome-cay-xanh-04

freshhome-cay-xanh-05

freshhome-cay-xanh-06

freshhome-cay-xanh-07

freshhome-cay-xanh-08

freshhome-cay-xanh-09

freshhome-cay-xanh-10

Cây Trầu bà tay Phật (Philodendron selloum)


Tên Khoa học: Philodendron selloum Cây thuộc họ Ráy , có nguồn gốc từ các đảo Salomon. Cây phân cành nhánh nhiều, lá đơn xẻ thuỳ sâu, phiến lá dày , bóng, màu xanh đậm. Cây có lá rất đẹp, chịu được bóng râm một phần, rất thích hợp trồng trong chậu bày nội thất hoặc trong sảnh lớn, hoặc trồng trong sân vườn.

Tên Khoa học: Philodendron selloum Cây thuộc họ Ráy , có nguồn gốc từ các đảo Salomon. Cây phân cành nhánh nhiều, lá đơn xẻ thuỳ sâu, phiến lá dày , bóng, màu xanh đậm. Cây có lá rất đẹp, chịu được bóng râm một phần, rất thích hợp trồng trong chậu bày nội thất hoặc trong sảnh lớn, hoặc trồng trong sân vườn.

Trúc đùi gà


Bambusa ventricosa MC. Clure Họ Cỏ - poaceae Cây có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á:Thái Lan, Lào, Mianma... Cây nhỏ mọc thành bụi cao dưới 4m. Thân cong queo, lóng phình ở gốc, thuôn ở đỉnh, xếp sát nhau đều đặn, vòng đốt hơi cao. Thân non màu lục sẫm, sau chuyển sang màu vàng. Mo ở đầu bẹ hơi rộng, nhô lên dạng vòng cung. Lá mo hình trứng đầu nhọn, gốc hơi hình tim. Cành mọc ngang hơi thẳng lên trên, xếp đều đặn trên lóng làm thành một mặt phẳng, đối xứng nhau. Lá hình trứng, thuôn dài hình mũi mác, đầu nhọn, gốc lá tròn hay hơi tù, dài 12 - 24cm, rộng 1 - 2cm, cuống lá ngắn. Cây có hình dáng đẹp nên được dùng để làm cảnh, được trồng trong chậu hay trong các bồn cỏ. Cây trồng ở khuôn viên Dinh Thống Nhất. (Nguồn: Trần Hợp, năm 1998. Cây xanh và cây cảnh)

Bambusa ventricosa MC. Clure Họ Cỏ - poaceae Cây có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á:Thái Lan, Lào, Mianma... Cây nhỏ mọc thành bụi cao dưới 4m. Thân cong queo, lóng phình ở gốc, thuôn ở đỉnh, xếp sát nhau đều đặn, vòng đốt hơi cao. Thân non màu lục sẫm, sau chuyển sang màu vàng. Mo ở đầu bẹ hơi rộng, nhô lên dạng vòng cung. Lá mo hình trứng đầu nhọn, gốc hơi hình tim. Cành mọc ngang hơi thẳng lên trên, xếp đều đặn trên lóng làm thành một mặt phẳng, đối xứng nhau. Lá hình trứng, thuôn dài hình mũi mác, đầu nhọn, gốc lá tròn hay hơi tù, dài 12 - 24cm, rộng 1 - 2cm, cuống lá ngắn. Cây có hình dáng đẹp nên được dùng để làm cảnh, được trồng trong chậu hay trong các bồn cỏ. Cây trồng ở khuôn viên Dinh Thống Nhất. (Nguồn: Trần Hợp, năm 1998. Cây xanh và cây cảnh)


Đùng đình (Đủng đỉnh)


Cây hay gọi Móc Cổng Chào Caryota mitis Lour Họ Cau – Arecaceae Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Mianma, Malaixia, Đông Dương. Cây gỗ mọc bụi nhỏ, đâm chồi nhiều ở gốc, thân mảnh, cao 2 – 3m, có nhiều sợi do bẹ lá để lại. Lá kép lông chim 2 lần, dài trên 2m, cuống chung lớn khía rãnh, lá phụ mọc cách, mép có răng không đều, mép dưới men theo cuống. Cụm hoa dày đặc có 4 – 6 mo lớn dần ở đỉnh. Bông mo dài 30 – 40cm phân nhánh nhiều buông xuống mang hoa dày đặc. Quả hình cầu nhẵn đen, gốc có đài còn lại, 1 hạt. Tên khác: Clustered fish – tail palm, Caryota drageonnant. (Nguồn: Trần Hợp, năm 1998. Cây xanh và cây cảnh)

Cây hay gọi Móc Cổng Chào Caryota mitis Lour Họ Cau – Arecaceae Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Mianma, Malaixia, Đông Dương. Cây gỗ mọc bụi nhỏ, đâm chồi nhiều ở gốc, thân mảnh, cao 2 – 3m, có nhiều sợi do bẹ lá để lại. Lá kép lông chim 2 lần, dài trên 2m, cuống chung lớn khía rãnh, lá phụ mọc cách, mép có răng không đều, mép dưới men theo cuống. Cụm hoa dày đặc có 4 – 6 mo lớn dần ở đỉnh. Bông mo dài 30 – 40cm phân nhánh nhiều buông xuống mang hoa dày đặc. Quả hình cầu nhẵn đen, gốc có đài còn lại, 1 hạt. Tên khác: Clustered fish – tail palm, Caryota drageonnant. (Nguồn: Trần Hợp, năm 1998. Cây xanh và cây cảnh)


Làm đẹp vườn với đá tự nhiên



Không chỉ lát đường, đá còn làm đẹp cho sân vườn. Những viên đá tưởng như vô tri nay được thổi hồn mang vẻ đẹp giản dị. Nhà vườn rộng có nhiều điểm lý tưởng trang trí đá Trước đây, đá chủ yếu để lát mặt tiền nhà, cầu thang, ốp tường. Ngày nay đá được ưa chuộng cho thiết kế sân vườn, tiểu cảnh trong nội thất. Sự có mặt của đá thiên nhiên thường tạo cảm giác gần gũi, giao hòa giữa trời và đất, giữa con người và thiên nhiên.

Trang trí vườn bằng đá tự nhiên kết hợp với dừa và ngũ sắc

Một chút sần sùi, một chút thô mộc, sắp đặt vô tình có chủ ý trong vườn, những đá phiến, đá tảng, đá viên bất ngờ đem lại những cảm xúc thú vị.

Bạn có thể trang trí đá trong tiểu cảnh nội thất. Với vườn rộng có thể trang trí đá men theo đường dạo, đặt trên thảm cỏ, bên gốc cây, trang trí suối hoặc làm điểm nhấn cho tiểu cảnh nước trong vườn... Khi dùng đá tự nhiên trang trí cho vườn bạn cần lưu ý tới sự hài hoà giữa kích thước, màu sắc, hình thù, cách bố cục đá với không gian vườn.

Đá ong làm duyên trong vườn


Với những ai yêu thích vẻ xù xì, màu đỏ gạch của đá tổ ong có thể bày biện trong vườn nhà mình sáng tạo với nhiều hình khối khác nhau. Nên tạo dáng cho đá ong theo ý muốn ngay từ khi đá được lấy lên từ lòng đất, trước khi đá khô – rất khó tạo dáng. Hoặc có thể dùng những viên đá hình chữ nhật để xếp các hình khối to nhỏ, chồng khít lên nhau.

Đá làm điểm nhấn cho suối

Muốn thiết kế một con suối cho vườn rộng để có cảm giác tự nhiên thì nên rải sỏi ở lòng suối, đặt đá to xen kẽ làm điểm nhấn.

Bức tường độc đáo được xếp bằng đá

Lối vào nhà có vườn nhỏ trang trí với măng đá kết hợp cỏ, cau

Một góc vườn trang trí bằng đá nhìn ra biển


Không chỉ lát đường, đá còn làm đẹp cho sân vườn. Những viên đá tưởng như vô tri nay được thổi hồn mang vẻ đẹp giản dị. Nhà vườn rộng có nhiều điểm lý tưởng trang trí đá Trước đây, đá chủ yếu để lát mặt tiền nhà, cầu thang, ốp tường. Ngày nay đá được ưa chuộng cho thiết kế sân vườn, tiểu cảnh trong nội thất. Sự có mặt của đá thiên nhiên thường tạo cảm giác gần gũi, giao hòa giữa trời và đất, giữa con người và thiên nhiên.

Trang trí vườn bằng đá tự nhiên kết hợp với dừa và ngũ sắc

Một chút sần sùi, một chút thô mộc, sắp đặt vô tình có chủ ý trong vườn, những đá phiến, đá tảng, đá viên bất ngờ đem lại những cảm xúc thú vị.

Bạn có thể trang trí đá trong tiểu cảnh nội thất. Với vườn rộng có thể trang trí đá men theo đường dạo, đặt trên thảm cỏ, bên gốc cây, trang trí suối hoặc làm điểm nhấn cho tiểu cảnh nước trong vườn... Khi dùng đá tự nhiên trang trí cho vườn bạn cần lưu ý tới sự hài hoà giữa kích thước, màu sắc, hình thù, cách bố cục đá với không gian vườn.

Đá ong làm duyên trong vườn


Với những ai yêu thích vẻ xù xì, màu đỏ gạch của đá tổ ong có thể bày biện trong vườn nhà mình sáng tạo với nhiều hình khối khác nhau. Nên tạo dáng cho đá ong theo ý muốn ngay từ khi đá được lấy lên từ lòng đất, trước khi đá khô – rất khó tạo dáng. Hoặc có thể dùng những viên đá hình chữ nhật để xếp các hình khối to nhỏ, chồng khít lên nhau.

Đá làm điểm nhấn cho suối

Muốn thiết kế một con suối cho vườn rộng để có cảm giác tự nhiên thì nên rải sỏi ở lòng suối, đặt đá to xen kẽ làm điểm nhấn.

Bức tường độc đáo được xếp bằng đá

Lối vào nhà có vườn nhỏ trang trí với măng đá kết hợp cỏ, cau

Một góc vườn trang trí bằng đá nhìn ra biển

Trang trí vườn theo phong cách hiện đại


Những cây thân vừa như chuối rẻ quạt, cọ, chà là, trúc, tre ngà… cao hơn nữa là hoa sữa, lộc vừng, thông… hay cây dây leo như tigon, hồng leo, hoa tràng pháo, thằn lằn… đều có thể dùng làm cây trang trí cho một khu vườn hiện đại.

Một khu vườn hiện đại có thể sử dụng hầu hết các loại cây tự nhiên. Trồng cây gì không quan trọng bằng chúng được kết hợp với nhau như thế nào để tạo ra một khu vườn đẹp.

Đôi khi, chỉ một loại cây cũng có thể tạo ra khu vườn đẹp nếu biết cách tạo hình cho khu vườn. Có những biệt thự trồng toàn hồng leo, từ tường rào, cổng đến mái nhà, ban công đến những ô cửa sổ… Mùa hoa nở, toàn bộ khu biệt thự có một mùi thơm đặc trưng của hàng trăm bông hoa cùng nở một lúc.


Tóc tiên trồng theo thảm kết hợp với giao thông uốn lượn tạo cảm giác mềm mại, uyển chuyển. Có thể thay thế tóc tiên bằng dương xỉ, lan ý…

Sử dụng bèo để trang trí mặt nước


Khéo léo kết hợp phần cảnh quan mềm với cảnh quan cứng trong khu vườn hiện đại

Trong kiến trúc vườn hiện đại, phần cảnh quan mềm luôn khéo léo kết hợp với cảnh quan cứng để tạo sự ăn nhập và nâng cao hiệu quả tạo hình. Với khu vườn này, mặt nước được trổ thủng bằng những hố nước tràn. Những trụ gạch sơn màu vàng đất được trồng đan xen với cây thủy sinh và những cây thân mềm. Cây thân mềm và cây thủy sinh ở đây có dáng dấp và màu sắc tương đồng với nhau tạo sự mềm mại, nhịp nhàng.


Trang trí hồ bơi bằng những cây dạng cỏ, không rụng lá


Cây nhiệt đới (dừa thái, dừa, cau…) trong kiến trúc hiện đại


Những cây thân vừa như chuối rẻ quạt, cọ, chà là, trúc, tre ngà… cao hơn nữa là hoa sữa, lộc vừng, thông… hay cây dây leo như tigon, hồng leo, hoa tràng pháo, thằn lằn… đều có thể dùng làm cây trang trí cho một khu vườn hiện đại.

Một khu vườn hiện đại có thể sử dụng hầu hết các loại cây tự nhiên. Trồng cây gì không quan trọng bằng chúng được kết hợp với nhau như thế nào để tạo ra một khu vườn đẹp.

Đôi khi, chỉ một loại cây cũng có thể tạo ra khu vườn đẹp nếu biết cách tạo hình cho khu vườn. Có những biệt thự trồng toàn hồng leo, từ tường rào, cổng đến mái nhà, ban công đến những ô cửa sổ… Mùa hoa nở, toàn bộ khu biệt thự có một mùi thơm đặc trưng của hàng trăm bông hoa cùng nở một lúc.


Tóc tiên trồng theo thảm kết hợp với giao thông uốn lượn tạo cảm giác mềm mại, uyển chuyển. Có thể thay thế tóc tiên bằng dương xỉ, lan ý…

Sử dụng bèo để trang trí mặt nước


Khéo léo kết hợp phần cảnh quan mềm với cảnh quan cứng trong khu vườn hiện đại

Trong kiến trúc vườn hiện đại, phần cảnh quan mềm luôn khéo léo kết hợp với cảnh quan cứng để tạo sự ăn nhập và nâng cao hiệu quả tạo hình. Với khu vườn này, mặt nước được trổ thủng bằng những hố nước tràn. Những trụ gạch sơn màu vàng đất được trồng đan xen với cây thủy sinh và những cây thân mềm. Cây thân mềm và cây thủy sinh ở đây có dáng dấp và màu sắc tương đồng với nhau tạo sự mềm mại, nhịp nhàng.


Trang trí hồ bơi bằng những cây dạng cỏ, không rụng lá


Cây nhiệt đới (dừa thái, dừa, cau…) trong kiến trúc hiện đại

Cây xanh trong nhà


Nhà ở của người Việt thường gắn liền và hòa hợp với thiên nhiên. Một không gian xanh trong nhà không chỉ là mang ý nghĩa đó mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Chọn lựa cây xanh trong nhà ở không những đem lại vẻ tươi mát mà còn đem lại sinh khí cho nơi ở. Việc đưa cây xanh vào nội thất nhà phố rất quan trọng để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí. Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp và chịu bóng râm. Nên tránh các loại cây thô nhám, xù xì, gai góc. Bước chân vào nhà cũng như đang dạo chơi trong vườn cùng với chuối cảnh, cọ và dương xỉ. Tùy theo kiến trúc của ngôi nhà và và sở thích của gia chủ mà sẽ có những vị trí đặt cây xanh nhất định, xu hướng chung nên đặt cây xanh vào những vị trí nhiều ánh sáng, vị trí trống của ngôi nhà, những vị trí mà bạn muốn che khuất tầm nhìn, điểm nhấn trong ngôi nhà cần làm nổi bật… Với người Việt, khi mang cây xanh vào nhà đều có sự cân nhắc về ý mặt nghĩa của chúng. Ở những không gian đối ngoại như tiền sảnh, phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường chọn đặt các cây có dáng cân đối, bề thế. Ví dụ chậu mai thế hay quất, đào ngày Tết, chậu phát tài đặt ở góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt đầu cầu thang đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi, đem lại điều tốt đẹp trong quan niệm của người Việt. Cần chú ý cây có sắc xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho mùa xuân – hè, kích hoạt nguồn khí. Cây đại đề cùng những bình cây treo với ánh sáng đèn đã biến góc chết gầm cầu thang thành một tiểu cảnh sinh động Ở ban công hay cửa sổ, nên dùng những loại cây treo và những chậu cây nhỏ để trên bờ tường. Có khi chỉ cần dùng một bồn cây hình chữ nhật trồng rau má kiểng, các giống cây cùng họ với trầu bà dễ sống. Bồn cây cảnh này có thể di chuyển nhiều vị trí khác nhau trong nhà do gọn và nhẹ. Trên thành cửa sổ, dùng những bình cắm cây cũng là một cách, những bình mộc mạc đem lại sự gần gũi với tự nhiên hơn. Trên sân thượng, những chậu cây xếp gần nhau sẽ tạo cảm giác giống như vườn cây nhỏ. Đại phú gia có thể đặt ở nơi nhiều ánh sáng, nơi giao thông chung Với khu vực nhiều người đi lại như cầu thang, hành lang… bạn nên bố trí các cây nhỏ, ít gai nhọn, thân cành gọn không vướng víu như: Trúc nhật, trúc quân tử, hay một số cây bụi nhỏ khác không cản trở việc đi lại như hồng môn, đỏ môn, hoàng yến... Với những không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc thiên về không gian tĩnh bạn nên bố trí các loại cây dung dị không nên quá sặc sỡ hay tưng bừng sắc hoa và nên bổ sung tính dương như: các loại cây xương rồng, các cây bonsai, những chậu cây lá sáng màu. Trong khu vực phòng ăn và bếp bạn nên bố trí các loại cây gọn, tán nhỏ và có chức năng khử mùi như: dương xỉ, ngũ gia bì,… Trong khu vực đặt bàn ăn nên có những chậu hoa màu sắc tươi sáng, kích thích sự tiêu hóa như: tía tô cảnh, đỗ quyên… Với những không gian chuyển tiếp phía ngoài nhà thì việc bố trí cây xanh tùy theo ý thích của bạn vì khu vực này là nơi cây có thể tiếp xúc với điều kiện tự nhiên nên dễ sinh sống phát triển bình thường. Nếu bạn bố trí cây xanh trong nhà ở vị trí ít ánh sáng thì bạn có thể dùng đèn chiếu sáng cho cây. Loại đèn này phát ra ánh sáng giống ánh sáng mặt trời giúp cây sinh trưởng và quang hợp một cách bình thường.